PHÒNG GD&ĐT TP TÂN AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MG NHƠN THẠNH TRUNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 124/KH-MGNTT Nhơn Thạnh Trung, ngày 05 tháng 10 năm 2015
PHƯƠNG HƯỚNG
Phát triển giáo dục nhà trường giai đoạn 2015-2020
Phần 1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
- Thực trạng phát triển Giáo dục mầm non trong nhà trường
1.Về quy mô phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non.
– Tổng số lớp: 5 lớp/157 trẻ. Trong đó:
+ Khối mầm: 01/27 trẻ.
+ Khối chồi: 02/63 trẻ.
+ Khối lá: 02/67 trẻ.
– Tỷ lệ huy động trẻ đến trường.
+ Số trẻ đến nhà trẻ: 19/231 trẻ đạt tỷ lệ: 8.2%.
+ Số trẻ đến mẫu giáo: 220/244 trẻ đạt tỷ lệ: 90.1%.
+ Số trẻ 5 tuổi ra lớp: 73/73 trẻ đạt tỷ lệ: 100 %.
– Nhà trường đã có nhiều biện pháp tích cực, để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục trẻ, từ đó góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục ngành mầm non thành phố Tân An.
- Về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
- a) Về chất lượng chăm sóc trẻ
– Triển khai và thực hiện nghiêm túc Thông tư liên tịch số 22/2013/TTLT-BGDĐT-BYT quy định đánh giá công tác y tế tại các cơ sở GDMN. Công văn 2830/HD-SGDĐT ngày 06/12/2013 của Sở GD&ĐT về hướng dẫn ghi chép thực hiện 3 bước tự kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm thực hiện theo 3 bước tự kiểm tra an toàn thực phẩm tại trường.
– 100% trẻ đến trường đều học bán trú; tính khẩu phần trên phần mềm dinh dưỡng, thực đơn được thay đổi theo ngày, tuần, theo mùa, khẩu phần ăn của trẻ đảm bảo ăn đủ lượng và đủ chất, phù hợp lứa tuổi và điều kiện thực tiễn của địa phương. Quản lý chặt chẽ chất lượng bữa ăn của trẻ. Xây dựng chế độ ăn cân đối, đa dạng, hợp lý, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo quy định tại Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Chương trình GDMN. Khẩu phần ăn của trẻ đảm bảo ở trường đảm bảo cung cấp từ 65% ->70% nhu cầu năng lượng của trẻ trong một ngày. Kiểm soát chặt chẽ nguồn thực phẩm và thực hiện nghiêm túc công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Hàng năm, nhà trường lập các kế hoạch về nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ; kế hoạch phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì;… trong đó có nhiều biện pháp tích cực trong việc phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ như: trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: uống thêm sữa, ăn thêm trứng; Trẻ thừa cân: tăng cường thêm rau xanh và chơi trò chơi vận động rèn luyện thể lực… Tổ chức tuyên truyền phòng chống dịch bệnh cho trẻ theo mùa: qua góc bố mẹ cần biết ở lớp, trường, qua buổi họp phụ huynh học sinh định kỳ, qua đài phát thanh của trường và đài truyền thanh của địa phương, nhờ những việc làm trên số trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi hàng năm giảm tỷ lệ cao so với đầu năm. Đồng thời quản lý chặt chẽ chất lượng bữa ăn của trẻ, huy động các nguồn lực để nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ tại trường.
– Kết hợp y tế địa phương tổ chức khám sức khỏe trẻ 2 lần/năm. 100% (173/173 trẻ) trẻ đến trường được tham gia khám sức khỏe định kỳ, được kiểm tra và đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng của tổ chức Y tế thế giới (cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao đối với trẻ từ 01-60 tháng) hoặc BMI theo tuổi (đối với trẻ từ 61-78 tháng).
– Triển khai thực hiện Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT về xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong các cơ sở GDMN. Hàng năm, trường được cấp giấy chứng nhận trường học an toàn.
- b) Về chất lượng giáo dục trẻ
– Thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo Thông tư 17/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành chương trình Giáo dục mầm non.
– Nhà trường chỉ đạo giáo viên chủ động, sáng tạo trong việc xây dựng chương trình giáo dục mầm non phù hợp với tình hình thực tế của trường, lớp, trong đó chú trọng vào việc xây dựng môi trường giáo dục, tạo cơ hội để trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động, kích thích sự tò mò, khám phá, trải nghiệm và sáng tạo của trẻ theo phương châm “Chơi mà học, học bằng chơi” phù hợp với độ tuổi.
– Xây dựng kế hoạch giáo dục và thiết kế hoạt động dựa trên vốn hiểu biết của trẻ, phát huy tính sáng tạo của trẻ trong hoạt động. Qua đó giúp trẻ phát triển hành vi, thói quen tốt; Giáo dục kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi; chú trọng vận dụng kiến thức, kỹ năng, áp dụng các phương pháp, dạy học tích cực vào việc tổ chức hoạt động giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và khả năng của trẻ.
– Thực hiện “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”, giáo viên khai thác môi trường cơ sở vật chất hiện có ở trong lớp và ngoài sân trường, phụ huynh hỗ trợ nguyên vật liệu đồ dùng đồ chơi để tổ chức hoạt động cho trẻ, đồ dùng đồ chơi bố trí trạng thái mở kích thích sự tò mò, hứng thú của trẻ. Trẻ tích cực hứng thú tham gia hoạt động cùng cô, dễ dàng lĩnh hội nội dung bài học.
– Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 2325/CT/BGDĐT ngày 28/6/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chấn chỉnh tình trạng dạy học trước chương trình lớp 1, kiên quyết không dạy trẻ 5 tuổi học trước chương trình lớp 1 trong nhà trường.
- Về đội ngũ giáo viên
– Giáo viên trực tiếp dạy lớp là 10 giáo viên/5 lớp, 100% (10/10) giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo, trong đó trên chuẩn 7/10 giáo viên đạt tỷ lệ 70% nên rất thuận lợi công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Theo quy định của Điều lệ trường mầm non và Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập, trường còn thiếu đủ số lượng CB, GV, NV theo quy định.
– Đội ngũ giáo viên là những người có phẩm chất đạo đức tốt, luôn chú trọng rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn nghiệp vụ có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc được giao.
– Đã triển khai thực hiện đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Năm học 2014-2015 có 7/11 giáo viên xếp loại khá, chiếm tỷ lệ 63.63%, 4/11 giáo viên xếp loại xuất sắc chiếm tỷ lệ 36.37%. Không có giáo viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
– Hàng năm trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên trình phòng GD&ĐT TP Tân An phê duyệt và triển khai đến giáo viên trong trường. Cử cán bộ, giáo viên tham gia các lớp tập huấn của Sở, phòng tổ chức để bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên. Qua học bồi dưỡng thường xuyên giúp cho cho đội ngũ CBQL và giáo viên cập nhật kịp thời kiến thức mới vận dụng vào trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ.
– Tổ chức tốt hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường và vận động giáo viên tham gia hội thi cấp thành phố theo quy định tại Thông tư 49/2011/TT-BGDĐT. Kết quả: năm học 2014-2015, có 2 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp thành phố.
- Về cơ sở vật chất trường lớp
– Trường được xây dựng bán kiên cố. Khuôn viên có hàng rào tạm lưới B40, có cổng, biểng tên trường đúng theo quy định tại Điều lệ trường mầm non.
– Tổng số phòng học 5 phòng/5 lớp, phòng học có đủ thiết bị đồ dùng đồ chơi tối thiểu phục vụ cho chăm sóc và giáo dục trẻ; bếp ăn đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; có sân chơi và đồ chơi ngoài.
– Ngoài ra, nhà trường thường xuyên phát động phong trào làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động của trẻ. Bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi cho các lớp. Hiện nay, lớp MG 5 tuổi đã trang bị trên 98% đồ dùng, đồ chơi theo Thông tư 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11/2/2010 Ban hành danh mục đồ dùng-Đồ chơi-Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non.
- Về kiểm định chất lượng giáo dục
– Để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo yêu cầu vầ kiểm định chất lượng giáo dục theo Bộ tiêu chí hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, trường lập kế hoạch thực hiện công tác tự đánh giá và đăng ký đánh giá ngoài vào năm 2019.
– Tham mưu phòng GD&ĐT TP Tân An và UBND xã Nhơn Thạnh Trung hỗ trợ nhà trường trong quá trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia năm 2019 theo lộ trình xã Nông thôn mới.
- Về phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi
– Triển khai và thực hiện nghiêm túc Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về Phổ cập giáo dục, xoá mù chữ; Thông tư số 36/2013/TT-BGDĐT ngày 06/11/2013 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi ban hành kèm theo Thông tư số 32/2010/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
– Hàng năm, nhà trường tham mưu lãnh đạo phòng Giáo dục và địa phương về thực hiện phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi như:
+ Tham mưu phòng Giáo dục bổ sung đủ giáo viên, nhân viên đủ theo Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.
+ Phối hợp với các trưởng ấp điều tra đối tượng trẻ 0-5 tuổi, thực hiện công tác vận động trẻ ra lớp và tạo điều kiện thuận lợi nhất để trẻ được đến trường.
+ Phối hợp với giáo viên phổ cập cập nhật đối tượng trẻ 0-5 tuổi vào phần mềm phổ cập giáo dục.
+ Chỉ đạo bộ phận kế toán thực hiện đầy đủ các chế độ hỗ trợ ăn trưa, hỗ trợ chi phí học tập cho trẻ theo Quyết định số 239/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
+ Duy trì xã đạt chuẩn phổ cập GDMN 5 tuổi.
- Tình hình thực hiện đầu tư trường học mầm non
– Nhà trường luôn tích cực tham mưu các cấp lãnh đạo đầu tư xây dựng trường tại địa điểm mới ấp Nhơn Thuận theo tiêu chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2019.
– Tham mưu các ban ngành có liên quan tiến hành đo đạc, thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đại điểm mới.
– Rà soát lại các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất để có sự tham mưu trang cấp, bổ sung hợp lý.
- Đánh giá chung kết quả đạt được
- Những thành tựu đạt được.
– Cơ sở vật chất ngày càng khang trang, tỷ lệ trẻ ra lớp ngày càng cao đáp ứng nhu cầu gởi con của nhân dân trong xã.
– Đội ngũ giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, yêu nghề mến trẻ, tích cực đổi mới nội dung phương pháp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, làm chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngày được nâng lên theo từng năm học. Thành tích tham gia phong trào của ngành và địa phương luôn đạt kết quả cao.
– Công tác xã hội hóa ngày càng phát triển, được sự quan tâm giúp đỡ kịp thời của Ban đại diện cha mẹ học sinh, các mạnh thường quân trong việc chăm lo cho sự nghiệp giáo dục của địa phương.
– Triển khai thực hiện tốt Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 14/6/2008 của Bộ GD&ĐT về qui định về đạo đức nhà giáo. Trong nhiều năm qua nhà trường không có giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo.
- Những khó khăn hạn chế, tồn tại.
– Số lượng giáo viên, nhân viên hiện nay chưa đủ biên chế theo quy định.
– Tình trạng GV chuyển đổi công tác về gần địa phương thường xuyên gây ảnh hưởng đến quá trình ổn định và bồi dưỡng chuyên môn của đội ngũ.
– Đa số giáo viên trẻ trong độ tuổi sinh con nên việc trao dồi chuyên môn nghiệp vụ còn nhiều hạn chế.
– Hệ thống phòng học, phòng hành chính đang từng bước xuống cấp, thiết kế xây dựng chung chưa đảm bảo vẽ mỹ quan và chưa có các phòng chức năng.
– Nhà trường chưa trang bị đồ chơi rèn luyện thể lực cho trẻ và một số lớp chưa trang bị đủ bộ đồ dùng, đồ chơi thiết bị dạy học tối thiểu theo của Thông tư 02/2010/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ đó ảnh hưởng lập kế hoạch và tổ chức hoạt động cho trẻ.
- Bài học kinh nghiệm.
– Đươc sự quan tâm chỉ đạo sâu sát kịp thời của phòng GD&ĐT TP Tân An, Đảng ủy, UBND xã Nhơn Thạnh Trung và ban đại diện cha mẹ học sinh.
– Trường có xây dựng kế hoạch cụ thể theo giai đoạn, cụ thể kế hoạch ra từng năm để thực hiện, có kiểm tra giám sát và đánh giá kết quả thực hiện, tổ chức sơ tổng kết rút kinh nghiệm.
– Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ số lượng và có tư tưởng phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, chuyên môn vững vàng, yêu thương học sinh, năng động sáng tạo, khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ được giao.
– Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất bổ sung mua sắm các trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy.
– Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục.
– Thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục huy động các nguồn lực cùng chăm lo và phát triển giáo dục nhà trường đạt hiệu quả cao nhất và tốt nhất.
III. Những kiến nghị, đề nghị
Đề nghị phòng GD&ĐT, đảng ủy, UBND xã tiếp tục tư vấn, hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị cho trường theo tiêu chí trường đạt chuẩn quốc gia theo lộ trình kế hoạch đề ra và năm 2019.
Phần 2. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC MẦM NON GIAI ĐOẠN 2015 – 2020
- Mục tiêu
- Mục tiêu chung.
Củng cố, phát triển mạng lưới trường, lớp phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu cho trẻ trong độ tuổi, tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và hội nhập quốc tế. Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo hướng đạt chuẩn chất lượng giáo dục mầm non; Củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, chuẩn bị tốt cho trẻ em vào học lớp một.
- Mục tiêu cụ thể
- a) Giai đoạn 2015 – 2008
– Về mạng lưới trường, lớp: Tham mưu các cấp lãnh đạo đầu tư xây dựng phòng học và phòng chức năng theo tiêu chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia. Phấn đấu đến năm 2018, có 20% trẻ em độ tuổi nhà trẻ, 95% trẻ em độ tuổi mẫu giáo ra lớp, 100% mẫu giáo 5 tuổi được đến trường;
– Về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ: phấn đấu đến năm 2018 tiếp tục duy trì 100% trẻ đến trường được học bán trú; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm 0,5%/năm, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm 0,5%/năm, tỷ lệ trẻ em thừa cân – béo phì được khống chế;
– Về đội ngũ giáo viên: đảm bảo đủ số lượng giáo viên mầm non theo quy định, phấn đấu đến năm 2018, 54.54% giáo viên đạt trình độ đại học sư phạm mầm non, 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá trở lên;
– Về cơ sở vật chất trường lớp: bảo đảm tỷ lệ 01 phòng học/lớp; tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 100%; 100% các lớp có đủ bộ đồ dùng, đồ chơi theo văn Thông tư 02 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
– Về kiểm định chất lượng giáo dục: đến năm 2018, trường hoàn thành tự đánh giá và đăng ký đánh giá ngoài để được công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục;
– Về phổ cập giáo dục mầm non: duy trì xã đạt chuẩn phổ cập GDMN 5 tuổi.
- b) Giai đoạn 2018 – 2020
– Về quy mô, mạng lưới trường lớp:
+ Tham mưu hoàn thành công trình trường với 6 phòng học và 10 phòng chức năng để đưa vào sử dụng trong năm học 2018-2019.
+ Phấn đấu đến năm 2020, có 25% trẻ em độ tuổi nhà trẻ, 98% trẻ em độ tuổi mẫu giáo ra lớp, 100% mẫu giáo 5 tuổi được đến trường;
– Về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ: phấn đấu đến năm 2020, duy trì 100% trẻ được học bán trú; duy trì tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm 0,7%/năm, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm 0,7%/năm, tỷ lệ trẻ em thừa cân – béo phì được khống chế;
– Về đội ngũ giáo viên: phấn đấu đến năm 2020 đảm bảo đủ số lượng giáo viên mầm non theo quy định, 81.81% giáo viên mầm non đạt trình độ đào tạo đại học sư phạm mầm non, 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá trở lên;
– Về cơ sở vật chất, trường lớp: phấn đấu đến 2020, duy trì, bổ sung cơ sở vật chất, tham mưu xây dựng chuẩn bị các tiêu chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2;
– Về phổ cập giáo dục mầm non: duy trì xã đạt chuẩn phổ cập GDMN 5 tuổi.
- Nhiệm vụ và giải pháp
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nhà trường
– Rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách phát triển giáo dục mầm non; sửa đổi, bổ sung, thay thế kịp thời chính sách học phí, hỗ trợ ăn trưa, chi phí học tập…một số chính sách đối với giáo dục mầm non;
– Triển khai và thực hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định trong quản lý chất lượng giáo dục mầm non;
– Thực hiện tốt chế độ làm việc của giáo viên, tham mưu bổ sung định mức số lượng người làm đủ theo nhu cầu vị trí việc làm.
- Huy động nguồn lực tài chính cho phát triển giáo dục
– Ưu tiên ngân sách chi cho các hoạt động của nhà trường trong phạm vi ngân sách được giao theo phân cấp;
– Huy động các nguồn lực xã hội hóa để đầu tư cơ sở vật chất, bổ sung các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi cho các lớp nhằm bảo đảm các điều kiện thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục trong nhàn trường;
- Đổi mới công tác quản lý
– Đổi mới công tác quản lý; nâng cao năng lực tự chủ, tự trách nhiệm;
– Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá bảo đảm thực chất, hiệu quả, tránh hình thức và giảm tải cho giáo viên mầm non;
– Thực hiện đồng bộ, hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ, bảo đảm tính thống nhất, khách quan, chính xác và kịp thời.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục mầm non
– Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng và gia đình về vai trò, vị trí của giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong phát triển nguồn nhân lực;
– Xây dựng kế hoạch thông tin và truyền thông; xây dựng góc tuyên truyền về giáo dục của trường, lớp.
- Đổi mới nội dung, chương trình giáo dục mầm non
– Thực hiện các giải pháp để đảm bảo điều kiện thực hiện chương trình giáo dục mầm non; phát triển các điều kiện và hoạt động của theo các tiêu chí giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; đặc biệt quan tâm xây dựng môi trường giáo dục, an toàn, lành mạnh, thân thiện;
– Đổi mới hoạt động chuyên môn trong nhà trường; đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp, hình thức trong dạy và học; tạo mọi điều kiện thuận lợi, cần thiết trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non sau năm 2020 với nội dung và phương pháp tiên tiến, phù hợp với điều kiện thực tiễn, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế;
– Bổ sung đầy đủ tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non cho cán bộ, giáo viên;
– Xây dựng bộ công cụ và tài liệu hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên, cha mẹ trẻ về phát hiện sớm, can thiệp sớm đối với trẻ em có nguy cơ chậm phát triển và trẻ em khuyết tật; đẩy mạnh giáo dục hòa nhập đối với trẻ em khuyết tật.
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ
– Hỗ trợ phòng chống suy dinh dưỡng đối với trẻ thông qua khai thác tính khẩu phần ăn hằng ngày sao cho đảm bảo đủ năng lượng và cân đối các chất, xây dựng khẩu phần ăn riêng cho trẻ suy dinh dưỡng, béo phì, tăng cường giáo dục phát triển vận động cho trẻ.
– Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ;
– Huy động sự đóng góp của nhân dân, kết hợp với chính sách hỗ trợ của nhà nước để nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú;
– Tuyên truyền phổ biến kiến thức và kỹ năng cơ bản về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ cho cha mẹ và cộng đồng.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho trường, lớp
– Bảo đảm yêu cầu kiên cố hóa trường lớp và đủ 1 phòng/lớp: đầu tư xây dựng mới, bổ sung các hạng mục công trình theo quy định theo hướng đạt chuẩn về cơ sở vật chất;
– Bổ sung đủ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tối thiểu theo quy định cho các lớp.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên
– Nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non, đảm bảo số lượng giáo viên đúng theo quy định.
– Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, bảo đảm chất lượng; bồi dưỡng cán bộ, giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, chuẩn hiệu trưởng, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cán bộ quản lý, giáo viên. Chú trọng bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, nâng cao năng lực thực tiễn cho giáo viên.
- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục
– Huy động các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia phát triển giáo dục nhà trường;
– Thực hiện nghiêm túc các cơ chế, chính sách về xã hội hóa giáo dục;
III. Kinh phí thực hiện
- Ngân sách nhà nước từ các nguồn: chi sự nghiệp giáo dục, nguồn các dự án, chương trình về giáo dục, nông thôn mới.
- Vốn xã hội hóa giáo dục và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định.
- Tổ chức thực hiện
- Lộ trình thực hiện
Đề án có 2 giai đoạn:
– Giai đoạn I (2015- 2018): Tham mưu xây dựng trường, lớp theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia; số phòng học và cơ sở vật chất tối thiểu đáp ứng nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ; Bảo đảm đủ về số lượng giáo viên, nhân viên theo quy định vị trí việc làm; Tiếp tục thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với giáo viên và trẻ.
– Giai đoạn II (2018 – 2020): Hoàn thiện mạng lưới trường, lớp; Bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất; Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ; triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non thay thế chương trình giáo dục mầm non hiện hành.
- Phân công thực hiện.
- a) Hiệu trưởng:
– Xây dựng kế hoạch cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của kế hoạch này để hướng dẫn cán bộ, giáo viên, nhân viên triển khai thực hiện;
– Tham mưu thực hiện việc quy hoạch mạng lưới trường, lớp, xây dựng kế hoạch đào tạo giáo viên, huy động trẻ trong độ tuổi đến trường cho từng giai đoạn, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương;
– Phối hợp thực hiện việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ việc triển khai chương trình giáo dục mầm non; bố trí ngân sách chi cho các hoạt động giáo dục theo đúng quy định hiện hành;
– Thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với giáo viên đúng quy định của nhà nước; tham mưu bố trí đủ định mức giáo viên theo quy định hiện hành;
– Tham mưu cấp trên thực thi đầy đủ và có hiệu quả cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa giáo dục;
- b) Phó hiệu trưởng:
– Tham mưu cho hiệu trưởng trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện thuộc các lĩnh vực mình phụ trách.
– Thực hiện nâng cao chất lượng bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và nhân viên trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
– Tổ chức thực hiện tốt công tác bán trú và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- c) Kế toán:
Tham mưu hiệu trưởng đến tài chính, trong việc cân đối thu chi và thực hiện các chế độ, chính sách cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và trẻ.
- d) Giáo viên, nhân viên:
Thực hiện tốt nhiệm vụ được giao trong từng năm theo giai đoạn.
Trên đây là phương hướng Phát triển Giáo dục nhà trường giai đoạn 2015-2020 của trường MG Nhơn Thạnh Trung./.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
– Phòng GD&ĐT TP Tân An;
– Đảng ủy xã NTT;
– UBND xã NTT;
– CB, GV, NV;
– Lưu./.
Nguyễn Thị Xuân Mai